VI
  • Anh1
  • anh2
  • Anh3

Những điều cần biết khi làm hồ sơ xin ngân hàng giảm lãi suất cho vay do dịch Covid-19

Thứ bảy - 21/08/2021 07:00
Hiện nay, nhiều ngân hàng đang thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay và cơ cấu nợ đối với cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 kéo dài. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng thuộc diện được hỗ trợ.

1. Danh sách các ngân hàng giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch bệnh

Trước những tác động tiêu cực của đợt dịch Covid-19 thứ 4, nhiều người đứng trước nguy cơ không đủ khả năng chi trả lãi, gốc cho các khoản nợ vay từ trước. Do đó, căn cứ theo chỉ đạo từ Chính phủ cũng như nguyện vọng của khách hàng, nhiều ngân hàng đã đồng ý đưa ra chính sách giảm lãi suất cho vay và cơ cấu nợ, gồm có: Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, MB, ACB, SHB, VPBank, VIB, LienVietPostBank, TPBank, SeABank, Sacombank, MSB, HDBank, VietCapital Bank...

Các ngân hàng đã đưa ra cam kết sẽ giảm lãi suất cho vay từ 0,5 - 2,5% nhằm hỗ trợ những doanh nghiệp, cá nhân đang gặp khó khăn do dịch bệnh, bao gồm cả khách hàng vay để mua bất động sản. Tùy theo đối tượng và mức độ ảnh hưởng mà sẽ có mức giảm lãi suất phù hợp.

Ngoài ra, 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV, ngoài gói hỗ trợ chung còn cam kết dành thêm khoảng 4.000 tỷ đồng giảm thêm lãi suất cho doanh nghiệp và người dân ở TP. HCM, Bình Dương và các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội.

Cụ thể, từ 18/08/2021 đến hết 31/12/2021, 
Vietcombank áp dụng chính sách giảm lãi suất tới 0,5% mỗi năm cho toàn bộ dư nợ vay của khách hàng tại TP. HCM, Bình Dương; các tỉnh, thành phố còn lại giảm đến 0,3%. Trước đó từ tháng 07/2021, VietinBank đã giảm lãi suất cho vay lên tối đa 1%/năm đồng loạt đối với tất cả khoản dư nợ hiện hữu của khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ngân hàng BIDV sẽ giảm lãi suất cho vay bình quân khoảng 1%/năm; với các đối tượng khách hàng khó khăn thì mức giảm tối đa là 2%/năm. Tại Agribank, giảm 10% lãi suất đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5% trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất 7% trở lên; với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp sở hữu thẻ tín dụng thì lãi suất thẻ giảm còn 11.7%...

 

Những điều cần biết khi làm hồ sơ xin ngân hàng giảm lãi suất cho vay do dịch Covid 19


2. Điều kiện để ngân hàng giảm lãi suất cho vay

"Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020 và Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 02/04/2021 (sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN) quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, khách hàng sẽ được các ngân hàng, tổ chức tín dụng có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi suất… nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch bệnh.
- Có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.
- Về thời gian trong hợp đồng vay cần đảm bảo:
+ Phát sinh trước ngày 10/06/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
+ Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 - 31/12/2021.
- Về mặt số dư nợ:
+ Còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán trừ các khoản bên dưới.
+ Khoản nợ phát sinh trước ngày 23/01/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 29/03/2020.
+ Khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 và quá hạn trước ngày 17/05/2021.
- Khoản nợ do vi phạm pháp luật (bản án, bồi thường…) thì không được xem xét.
- Thời gian hoãn, miễn, giảm nợ không được quá 12 tháng kể từ khi được chấp nhận.
- Phần được giảm, miễn, hoãn sẽ áp dụng theo quy định nội bộ của mỗi tổ chức".

Mới đây, vào ngày 20/08/2021, Ngân hàng Nhà nước đã lấy ý kiến góp ý cho dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN. Cụ thể, ngân hàng đề xuất thay đổi thời gian trong hợp đồng vay:
+ Khoản nợ phát sinh trước ngày 01/08/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính, thay vì phát sinh trước ngày 10/06/2020 như quy định hiện nay.
+ Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 - 30/06/2022. Như vậy, thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được kéo dài thêm 6 tháng so với hiện nay là chỉ đến hết ngày 31/12/2021.

Tuy nhiên, nội dung trên chỉ mới là đề xuất được đưa ra để thảo luận. Quyết định chính thức sẽ có trong thời gian tới.


3. Mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng

* Nội dung đơn xin giảm lãi suất ngân hàng cho cá nhân, doanh nghiệp

- Đưa ra các căn cứ để phía ngân hàng làm cơ sở xem xét:
+ Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 03 năm 2020.
+ Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02 tháng 04 năm 2021.

- Đối tượng hỗ trợ: Là ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

- Đối tượng nhận hỗ trợ: Doanh nghiệp và cá nhân.

- Nội dung: Doanh nghiệp, cá nhân cần cung cấp chính xác, đầy đủ, rõ ràng và chi tiết nhất về thông tin cá nhân và doanh nghiệp; cần nêu rõ lý do để xin giảm lãi suất ngân hàng và cam kết sẽ thực hiện đúng quy định trả lãi, gốc sau khi hết hạn miễn, giảm lãi suất. Lưu ý: Phải cam kết toàn bộ nội dung được trình bày trong đơn là sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực của những nội dung kể trên.  

* Mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng (chỉ mang tính chất tham khảo, tùy từng trường hợp cụ thể để làm đơn cho phù hợp)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————

                     ..., ngày… tháng… năm…

ĐƠN XIN MIỄN GIẢM LÃI SUẤT
(V/v: miễn giảm lãi suất ngân hàng do dịch bệnh)

Kính gửi: Giám đốc Ngân hàng……………  - Chi nhánh…………

Căn cứ Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19;

Căn cứ Hợp đồng cho vay tín dụng số……ngày… tháng… năm…

Tôi tên là:…………………             Sinh ngày:…………

Chứng minh nhân dân:……………   Nơi cấp:…………….     Ngày cấp:…………..

Địa chỉ thường trú:…………………………

Nơi ở hiện nay:……………………………

Số điện thoại:…………………….

Vào ngày… tháng… năm…, tôi có ký kết một hợp đồng vay tín dụng với ngân hàng………., chi nhánh…….. Trong hợp đồng, tôi vay ngân hàng số tiền……. với lãi suất cho vay là…………, chính sách trả trong vòng…. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian trả nợ từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…, dịch Covid-19 đã bùng phát và lan rộng cùng với đó là giai đoạn cách ly xã hội, phòng chống Covid. Dịch bệnh này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của gia đình tôi. Do thu nhập bị sụt giảm nên việc trả khoản lãi suất……. hàng tháng là một gánh nặng rất lớn cho gia đình tôi.

Căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về miễn, giảm lãi, phí:

"Điều 5. Miễn, giảm lãi, phí

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19…"

Do đó, tôi làm đơn này kính xin quý ngân hàng xem xét vấn đề miễn giảm lãi suất ngân hàng nhằm hỗ trợ cho tôi và gia đình trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn này.

Tôi xin cam đoan những thông tin nêu trên đều là đúng sự thật và tôi xin chịu mọi trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


Tài liệu kèm theo   
– Hợp đồng cho vay tín dụng số…..                                                                     

                                                                                                    Người làm đơn
                                                                                                       (ký và ghi rõ họ tên)

 


* Trình tự nộp đơn 

Trình tự, thủ tục xin miễn giảm lãi suất sẽ tùy thuộc vào từng ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn sẽ theo quy trình:
- Doanh nghiệp/Cá nhân liên hệ với nhân viên tín dụng hoặc số hotline.
- Hoàn thiện đơn xin miễn giảm lãi suất ngân hàng.
- Nộp đơn và chờ đợi phía ngân hàng xem xét.

 

thủ tục xin ngân hàng giảm lãi suất cho vay do dịch bệnh


Ngoài ra, các ngân hàng cũng đang có mức cho vay vô cùng ưu đãi dành riêng cho người mua nhà/đất ngay thời điểm này, lãi suất dao động từ 5%/năm đến 8,5%/năm. Đây chính là cơ hội tốt để khách hàng sử dụng "đòn bẩy tài chính" giúp quá trình an cư - đầu tư diễn ra thuận lợi hơn và đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Theo khảo sát, trong tháng 08/2021, PVcombank có lãi suất cho vay mua nhà đất thấp nhất với mức 5%/năm trong 6 tháng đầu và 12% từ tháng thứ 7 trở đi. Ngân hàng có lãi suất vay mua nhà thấp thứ hai là VPBank và TPBank với lãi suất từ 5,9%/năm với các kỳ hạn linh hoạt. Trong đó TPBank cho phép vay tối đa 90% phương án vay vốn với thời gian vay 20 năm, còn VPBank cho vay ưu đãi 5,9% trong 3 tháng đầu, chương trình áp dụng đến hết 31/12/2021.

2 ngân hàng có lãi suất cho vay mua nhà đất cao nhất trong tháng 8 là Sacombank và VIB, mức lãi suất lần lượt là 8,5% và 8,3%; tuy nhiên khách hàng có thể vay tối đa 100% giá trị tài sản đảm bảo, thời hạn cho vay dài đến 25, 30 năm giúp giảm bớt gánh nặng tài chính hàng tháng.

Để hạn chế rủi ro khi mua bất động sản trong mùa dịch, bạn chỉ nên chọn sản phẩm của các đơn vị phân phối uy tín, có thương hiệu trên thị trường.

>> Tham khảo thông tin các dự án khu đô thị (dòng sản phẩm đất nền, nhà phố) tọa lạc tại các vị trí đắc địa, giao thông kết nối, cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản, pháp lý rõ ràng, giá cả hợp lý kèm theo nhiều ưu đãi vô cùng hấp dẫn của Tập đoàn Nam Dương TẠI ĐÂY


Theo Batdongsan.com.vn


Xem thêm: Lãi suất ngân hàng giảm, người vay mua bất động sản hưởng lợi
Xem thêm: Quy trình vay ngân hàng mua bất động sản mới nhất 
Xem thêm: Vay tiền đầu tư như thế nào để không gánh áp lực tài chính?
Xem thêm: Tiềm năng đầu tư của bất động sản Bình Dương

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM DƯƠNG

HOTLINE:  09 28 28 28 28 - 1900 00 11

FANPAGE:  TẬP ĐOÀN NAM DƯƠNG

Hoặc bạn có thể để lại thông tin TẠI ĐÂY để được chăm sóc và nhận báo giá

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM DƯƠNG

Tên viết tắt : TẬP ĐOÀN NAM DƯƠNG

  • Trụ Sở Chính : Ô 6 Lô C, Đường Lê Lợi, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

  • Chi Nhánh 1: A17-J4, Đường Lê Hoàn, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

  • Chi Nhánh 2: Ô 14 Lô C, Đường Lê Lợi, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

  • Chi Nhánh 3: 66 Đại Lộ Bình Dương, Khu Phố Bình Hòa, Phường Lái Thiêu, Thành Phố Thuận An, Bình Dương

  • Chi Nhánh 4: 382 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 2, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

  • 09 28 28 28 28 - 1900 00 11

  • info@tapdoannamduong.com

/
/themes/default/
Trụ Sở Chính :A17-J4, Đường Lê Hoàn, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
09 28 28 28 28
<a href="mailto:cskh@diaocnamduong.com.vn">info@diaocnamduong.com.vn</a>
Email:
Fax:
Tel: