Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Nam Dương

https://tapdoannamduong.com


Làn sóng đầu tư hạ tầng thúc đẩy bất động sản Bình Dương

Lợi thế về hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại và thường xuyên được nâng cấp là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hút mạnh mẽ của thị trường bất động sản Bình Dương, đặc biệt là phân khúc đất nền dự án.

Bình Dương hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về chất lượng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng công nghiệp. Trong năm 2022, Bình Dương tiếp tục huy động nhiều nguồn lực để triển khai thêm các dự án giao thông đường bộ, tạo đà cho sự tăng trưởng bền vững.

Theo đó, để tạo điều kiện cho phát triển logistic thông suốt từ các khu công nghiệp đến cảng hàng không, cảng biển và phát triển các dự án đô thị quanh khu vực thành phố mới Bình Dương, cuối tháng 7/2022, tỉnh Bình Dương đã đề xuất Chính phủ Nhật Bản và JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản)
quan tâm, hỗ trợ thu xếp nguồn vốn ODA nhằm đẩy nhanh công tác triển khai 3 dự án giao thông với tổng vốn vay 543 tỷ yen.

3 dự án bao gồm: dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 01 tỉnh Bình Dương nối tuyến đường sắt đô thị số 01 TP. HCM từ ga cuối Suối Tiên đến thành phố mới Bình Dương, dự án cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tỉnh và dự án đường sắt công nghiệp Bàu Bàng - Thị Vải - Cái Mép dài 127,45km. Phía JICA khẳng định, các dự án do tỉnh Bình Dương đề xuất, tùy từng dự án liên quan, JICA sẽ phối hợp để tổ chức các phiên làm việc cụ thể nhằm xây dựng phương án triển khai sớm nhất có thể.

 

Bình Dương đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông để tạo đà cho sự phát triển (6)
Bình Dương mong muốn Chính phủ Nhật Bản và JICA hỗ trợ triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối


Theo kế hoạch, tỉnh Bình Dương sẽ bố trí vốn cho đầu tư công giai đoạn năm 2021 - 2025 gần 50.000 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh dự kiến bố trí cho 40 dự án, công trình hạ tầng giao thông được ưu tiên triển khai trong năm 2022 và những năm tới với tổng vốn hơn 13.821 tỷ đồng. Một số dự án tiêu biểu như: mở rộng Quốc lộ 13; xây đường Vành đai 3, Vành đai 4; xây cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; hoàn thiện đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng...

Đối với dự án nâng cấp Quốc lộ 13, hiện tại đơn vị thi công đang tích cực triển khai các gói thầu của dự án này. Theo kế hoạch, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 được thực hiện từ đoạn cổng chào Vĩnh Phú (TP. Thuận An) đến nút giao Lê Hồng Phong (TP. Thủ Dầu Một), có kinh phí đầu tư trên 1.300 tỷ đồng. Quốc lộ 13 cũng được cải tạo vỉa hè, cây xanh, thoát nước, cầu vượt qua các giao lộ, các nút giao khác được nghiên cứu mở rộng… 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành khẳng định, Quốc lộ 13 là trục giao thông xương sống kết nối tỉnh Bình Dương, Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên với TP. HCM, có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Dự án hoàn thành không chỉ đáp ứng nhu cầu vận tải, giải tỏa áp lực giao thông mà còn mở ra cánh cửa để Bình Dương phát triển hơn trong thời gian tới.

 

làn sóng đầu tư hạ tầng thúc đẩy bất động sản bình dương
Quốc lộ 13


Bên cạnh đó, sau khi Quốc hội khóa XV thông qua chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 3, tỉnh Bình Dương đang tích cực triển khai các bước tiếp theo để dự án sớm thực hiện. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh nêu rõ, đây là dự án giao thông trọng điểm được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Đường Vành đai 3 đi qua tỉnh Bình Dương dài hơn 26km, trong đó, tỉnh đã đưa vào sử dụng trên 15km, hiện còn hơn 10km chưa được xây dựng. Do vậy, tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương phối hợp, triển khai chặt chẽ, tập trung hoàn thiện các thủ tục pháp lý để sớm tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tỉnh sẽ bố trí đủ nguồn vốn trong quá trình triển khai, quyết tâm hoàn thành dự án trong năm 2024.

Về dự án cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đây là tuyến đường có chiều dài khoảng 68,7km, điểm đầu tại huyện Chơn Thành (Bình Phước), điểm cuối tại nút giao Gò Dưa (Vành đai 2, TP. HCM). Trong đó đoạn qua TP. HCM khoảng 1,7km, đoạn qua tỉnh Bình Dương khoảng 60km, đoạn qua tỉnh Bình Phước khoảng 7km. Ngày 13/5/2022, Bộ Giao thông Vận tải đã gửi công văn yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương cung cấp toàn bộ hồ sơ, kết quả nghiên cứu và các tài liệu liên quan của dự án cho UBND tỉnh Bình Dương, đồng thời phối hợp chặt chẽ với tỉnh này trong quá trình triển khai dự án. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 24.274 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn chỉnh thủ tục pháp lý để triển khai giải phóng mặt bằng trong năm 2023.

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải vừa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa với tổng kinh phí 2.293 tỷ đồng, tổng chiều dài khoảng 72,75 km, có điểm đầu tại xã Trừ Văn Thố thuộc huyện Bàu Bàng (Bình Dương), điểm cuối giao với Quốc lộ N2 thuộc huyện Đức Hòa (Long An).

Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa chính thức triển khai thi công từ quý 4/2009 nhưng đến năm 2011 bị buộc phải dừng theo Nghị quyết của Chính phủ. Dự án mới hoàn thành 10/83 km. Về kế hoạch triển khai thực hiện 73 km còn lại, dự kiến sẽ khởi công vào năm 2023 và hoàn thành năm 2025.

 

Làn sóng đầu tư hạ tầng thúc đẩy bất động sản Bình Dương (4)
Hạ tầng giao thông tại Bình Dương


Một dự án trọng điểm đang được tỉnh Bình Dương gấp rút hoàn thiện, đó là đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng dài 47,9 km, tổng mức đầu tư gần 4.600 tỷ đồng, mục đích tăng cường kết nối giao thông và thúc đẩy phát triển các địa phương phía Bắc gồm Phú Giáo, Bàu Bàng, Tân Uyên và Bắc Tân Uyên. Dự án này đang được đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành trong năm 2023.
 

Làn sóng đầu tư hạ tầng thúc đẩy bất động sản Bình Dương (2)
Phấn đấu hoàn thiện đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng trong năm 2023


Bên cạnh giao thông liên kết vùng, các tuyến giao thông nội tỉnh kết nối thông suốt giữa các khu công nghiệp cũng được tỉnh Bình Dương chú trọng đầu tư, nâng cấp, điển hình như: xây dựng đường Thủ Biên - Đất Cuốc, ĐH 501, ĐH 502, ĐH 503, ĐH 506, ĐH 508, ĐH 520... 

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, Bình Dương đã thành lập 6 tổ chỉ đạo triển khai. Tỉnh xác định nâng cấp hạ tầng là "đòn bẩy" thúc đẩy công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững vị thế dẫn đầu về xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư.

Hạ tầng cũng là yếu tố tác động mạnh đến biên độ tăng giá của bất động sản Bình Dương, đặc biệt là khu vực phía Bắc gồm các địa phương Phú Giáo, Bàu Bàng, Tân Uyên, Bến Cát - nơi đang được tỉnh chú trọng phát triển công nghiệp và giao thông nhưng giá đất hiện tại chỉ bằng một nửa so với TP. Thuận An, TP. Dĩ An và TP. Thủ Dầu Một. 
Đây là lý do các chuyên gia nhận định rằng những nhà đầu tư nhanh nhạy "xuống tiền" sớm tại các khu vực này chắc chắn sẽ thu được biên lợi nhuận tốt nhất.

Xem thêm: Bình Dương tăng sức hút, thị trường đất nền tiếp tục "nóng"
Xem thêm: Bất động sản ven khu công nghiệp hút nhà đầu tư
Xem thêm: Sức nóng nhà đất Bình Dương đang tập trung ở khu vực phía Bắc
Xem thêm: Bình Dương lọt top những tỉnh thành có nhiều người muốn di cư đến nhất


Tổng hợp
 

 

►► Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về các dự án đất nền khu đô thị liền kề các khu công nghiệp lớn tại khu vực Bắc Bình Dương, kết nối các tuyến đường huyết mạch, giá chỉ từ 600 triệu đồng/nền: