Có nên đầu tư bất động sản nếu lạm phát xảy ra?
- Thứ bảy - 27/11/2021 08:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, lạm phát trong năm 2021 có thể được kiểm soát trong mục tiêu dưới 4%. Tuy nhiên, năm 2022 lạm phát sẽ nhích lên và áp lực kiểm soát không hề nhỏ. Trước đó, bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho rằng, việc kiểm soát lạm phát trong năm 2022 sẽ chịu áp lực rất lớn, thậm chí "căng như dây đàn" do nhiều mặt hàng trong nước như giá điện, giá dịch vụ giáo dục đào tạo, y tế sẽ được điều chỉnh tăng, do đã giảm hoặc không tăng trong năm nay, đồng thời giá nguyên liệu, xăng dầu thế giới tiếp tục tăng.
Tại một tọa đàm trực tuyến mới đây, trước câu hỏi có nên xuống tiền vào bất động sản trong bối cảnh lạm phát đang chuẩn bị gia tăng, TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho hay, về kinh tế học khi lạm phát xảy ra, các nhà đầu tư trên thế giới sẽ neo vào các kênh như vàng, dầu và bất động sản. Nếu mua một căn nhà với giá 1 tỷ đồng, khi lạm phát xảy ra, giá sẽ tăng lên 1,2 - 1,5 tỷ đồng.
Ông Khương khuyến nghị, nếu lạm phát xảy ra, càng nên đầu tư vào bất động sản. Nhà đầu tư nào không sử dụng đòn bẩy tài chính thì việc xuống tiền ngay từ bây giờ là rất hợp lý, còn nếu sử dụng đòn bẩy tài chính thì rủi ro khá lớn. Ví dụ, một căn nhà trị giá 1 tỷ, người mua chỉ bỏ ra 300 triệu đồng và đi vay 700 triệu đồng; khi lạm phát xảy ra, lãi suất càng cao, khả năng chi trả của người mua sẽ bị hạn chế.
Ông Nguyễn Q. - một nhà đầu tư lâu năm cho biết: "Bởi dự báo đồng tiền mất giá, lạm phát tăng cao mà lượng mua bán giao dịch bất động sản đang diễn ra khá sôi động. Các nhà đầu tư đều chung quan điểm về con số lạm phát có thể tăng cao trong bối cảnh dịch bệnh. Khi đồng tiền mất giá thì chỉ có bất động sản là kênh giữ tiền tốt nhất và an toàn nhất. Đó là lý do thay vì chọn ngân hàng gửi tiết kiệm, họ đổ tiền vào bất động sản. Mặt khác, họ chọn bất động sản vì đây còn là kênh đầu tư mua - bán dễ dàng nhất dù vốn lớn, nếu như so với chứng khoán, tiền ảo".
Đồng quan điểm trên, ông Vũ Trường Thắng - Tổng Giám đốc Winhousing cũng cho rằng dòng vốn sẽ đổ mạnh vào bất động sản trong áp lực đồng tiền mất giá và lạm phát xảy ra ở Việt Nam. Theo ông, cơ sở của dự báo này dựa trên chương trình phục hồi nền kinh tế với quy mô hàng trăm nghìn tỷ đồng của Chính phủ chuẩn bị bung ra, cộng hưởng với giá xăng dầu, nguyên vật liệu chưa có dấu hiệu đi ngang về giá.
Trong khi đó, lượng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán trong 10 tháng đầu năm cán mốc 1 triệu người và giá vàng ghi nhận giai đoạn tăng phi mã. Theo ông Thắng, đó là loạt dấu hiệu dự báo lạm phát sớm muộn cũng sẽ xảy ra. Và khi lạm phát xảy ra thì bất động sản là kênh đầu tư trú ẩn an toàn nhất, tất yếu dòng tiền sẽ đổ mạnh vào.
Dự báo, từ quý 2/2022 trở đi, khi kinh tế hồi phục trở lại, Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân cho cả trẻ em thì bất động sản sẽ càng có đà tăng giá. Trong khi đó, cầu tăng mà nguồn cung chưa phục hồi thì việc tăng giá là điều hiển nhiên. Như vậy, trước khi lạm phát chưa xảy ra thì thời điểm này sẽ là cơ hội tốt nhất để mua được bất động sản phù hợp dòng tiền.
Hiện tại, Bình Phước đang là thị trường vùng ven thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng tìm mua bất động sản cuối năm 2021 bởi lợi thế về giá đất rẻ, quỹ đất nhiều, trong khi tiềm năng tăng giá rất tốt nhờ "cú hích" từ cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp hiện đại, kinh tế - xã hội không ngừng phát triển...
Những năm gần đây, sự tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp mang đến cho Bình Phước một dấu ấn sắc nét trong bức tranh kinh tế Việt Nam. Nhóm các chuyên gia thuộc Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, Bình Phước đang đứng trước những cơ hội lớn để bứt phá kinh tế. Xu hướng dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ. Với vị trí địa lý thuận lợi và việc tạo dựng được những uy tín trong phòng chống Covid-19, Việt Nam nói chung và Bình Phước nói riêng đang có nhiều lợi thế trong xu hướng dịch chuyển này.
Bình Phước hiện có 14 khu công nghiệp và 1 khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư với tổng diện tích 4.679 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Chơn Thành, Đồng Phú và TP. Đồng Xoài. Đứng trước các cơ hội thu hút đầu tư, chính quyền đã chủ động đề xuất quy hoạch 70.000 ha đất phục vụ phát triển công nghiệp, đô thị, nông nghiệp công nghệ cao và mở rộng 3 khu công nghiệp.
Cùng với quy hoạch về hạ tầng công nghiệp, Bình Phước cũng chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông bao gồm: tuyến Bình Phước - Tân Vạn qua cảng biển Thị Vải - Cái Mép và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, cao tốc Chơn Thành - Ðắk Nông, đường sắt Dĩ An - Hoa Lư, Quốc lộ 14C kết nối Ðắk Nông - Bình Phước - Tây Ninh - Long An, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (cao tốc Hồ Chí Minh), tái lập cầu Mã Đà nối liền giao thông giữa Bình Phước và Tây Nguyên...
Các chuyên gia nhận định, Bình Phước đang có các yếu tố về thiên thời, địa lợi và nhân hòa để làm nền tảng cho sự phát triển trong một vài thập niên tới. Những khu vực trung tâm của Bình Phước như TP. Đồng Xoài sẽ trở thành những Thuận An, Dĩ An (Bình Dương) thứ hai, tạo sức bật cho thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền.
TẬP ĐOÀN NAM DƯƠNG
Hotline: 0928 28 28 28 - 1900 0011
Fanpage: https://www.facebook.com/batdongsannamduong
Trụ sở chính: Ô 6, lô C, đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để được tư vấn
Xem thêm: Tiềm năng đầu tư của đất nền TP. Đồng Xoài, Bình Phước
Xem thêm: Nên đầu tư gì cuối năm 2021 để đạt lợi nhuận tốt nhất?