Thủ tướng yêu cầu tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá hợp lý
- Thứ tư - 14/12/2022 23:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 12/12/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện 1156/CĐ-TTg về cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế. Công điện đưa ra một tuần sau khi Ngân hàng Nhà nước nới 1,5% - 2% hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay. Thủ tướng giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy nhanh giải ngân chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh. Các nhà băng phải tiết giảm chi phí, thủ tục hành chính... để có dư địa giảm thêm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
"Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu; xây dựng khu công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân), nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh tài chính tiền tệ quốc gia", công điện của Thủ tướng nêu.
Đến ngày 14/12/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục ký Công điện 1164/CĐ-TTg về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng tích cực triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, trong đó lập danh mục các dự án, rà soát quỹ đất, hoàn thiện các thủ tục pháp lý, lựa chọn các chủ đầu tư để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân ở các tỉnh/thành phố có nhiều khu công nghiệp.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo các ngân hàng giải ngân nhanh chóng, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật; ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại với giá phù hợp, các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao.
Lãnh đạo các địa phương chỉ đạo khẩn trương rà soát lập danh mục các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, bất động sản trên địa bàn; đánh giá cụ thể nguyên nhân đối với từng dự án chậm triển khai; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý, thủ tục...
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhận định, mức tăng trưởng tín dụng 1,5% - 2% tương đương có 240.000 tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế. Hiện nay, tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng 12,2% so với đầu năm (chỉ tiêu cũ là tăng 14%, tức hạn mức còn 1,8%), do đó, với mức vừa nới sẽ có 3,8% room tín dụng cho các nhà băng trong thời gian tới. "Đây là dư địa khá lớn để các ngân hàng cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, nền kinh tế", ông Tú cho hay.
Việc phân bổ tín dụng sẽ ưu tiên cho những ngân hàng thanh khoản dồi dào và có chính sách giảm lãi suất tốt. Do đó, hiện nay đã có hàng loạt ngân hàng đua nhau giảm lãi suất. Cụ thể, 16 ngân hàng gồm Agribank, Vietcombank, HDBank, ACB, ABBank, SHB, VIB, MB, BIDV, Techcombank, VPBank... đã cam kết giảm tiền lãi với số tiền 3.500 tỷ đồng nhằm hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và người dân, mức lãi suất giảm từ 0,5% - 3%/năm.
Có thể thấy, cuối năm 2022 và đầu năm 2023 chính là thời điểm thích hợp để mua các sản phẩm nhà ở xã hội, đất nền nhà ở thương mại an cư với mức giá hợp lý.
Theo VTV.VN
Xem thêm: Bình Dương chi 45.000 tỷ đồng xây nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao
Xem thêm: Nhu cầu mua nhà đất để ở và để đầu tư của người dân luôn ở mức cao
Xem thêm: Tin vui cho người mua bất động sản cuối năm 2022: Nhiều ngân hàng "đua nhau" giảm lãi suất cho vay
►► Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về các suất ưu tiên mua nhà ở xã hội/các sản phẩm đất nền nhà ở thương mại liền kề KCN VSIP 2 tại TX. Bến Cát, gần trung tâm TP. Mới Bình Dương: