Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Nam Dương

https://tapdoannamduong.com


Phê duyệt quy hoạch thị xã Bến Cát đến năm 2040: Trung tâm đô thị có chức năng công nghiệp - dịch vụ - đầu mối giao thông

Cùng với chiến lược quy hoạch thị xã Bến Cát trở thành trung tâm đô thị có chức năng công nghiệp - dịch vụ - đầu mối giao thông, thị trường bất động sản tại địa phương này sẽ ngày càng gia tăng giá trị.

Phát triển đô thị Bến Cát

Bên cạnh định hướng lên thành phố trực thuộc tỉnh trong năm 2023, vừa qua thị xã Bến Cát đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung đến năm 2040. Định hướng Bến Cát đến năm 2030 là đô thị công nghiệp - dịch vụ, đến năm 2040 là trung tâm đô thị có chức năng công nghiệp - dịch vụ - đầu mối giao thông. Trong đó, công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp sạch, có công nghệ cao.

Theo quyết định của UBND tỉnh Bình Dương, cấu trúc đô thị Bến Cát được phát triển theo mô hình đô thị công nghiệp kết hợp với dịch vụ và đầu mối giao thông. Định hướng đến năm 2040, Bến Cát phát triển theo mô hình gồm 2 hướng chính: phát triển hành lang thương mại dịch vụ dọc đường Quốc lộ 13 theo hướng Bắc Nam và phát triển các khu đô thị - thương mại dịch vụ dọc đường Vành đai 4 theo hướng Đông Tây.

Theo đó, đô thị Bến Cát được chia thành 6 khu vực để phát triển bao gồm: Khu 1 là trung tâm hành chính - dịch vụ - công nghiệp, trung tâm được xác định là tại phường Mỹ Phước; Khu 2 là khu đô thị dịch vụ - giáo dục - công nghiệp với trung tâm tại phường Tân Định; Khu 3 là khu đô thị công nghiệp và thương mại dịch vụ tại phường Hòa Lợi; Khu 4 là khu đô thị công nghiệp - dịch vụ, đầu mối hạ tầng kỹ thuật với trung tâm tại phường Chánh Phú Hòa; Khu 5 xác định là khu đô thị công nghiệp - dịch vụ ở phía Tây có trung tâm tại xã An Điền; Khu 6 là khu đô thị cảng kết hợp dịch vụ, nông nghiệp và du lịch ở phía Tây Nam với trung tâm tại xã An Tây.

 

Quy hoạch thị xã Bến Cát đến năm 2040 Trung tâm đô thị có chức năng đô thị công nghiệp dịch vụ đầu mối giao thông (2)
Đô thị Bến Cát hiện nay


Đối với khu công nghiệp trên địa bàn Bến Cát thì giữ nguyên diện tích 7 khu công nghiệp hiện hữu, phát triển thêm khu công nghiệp 600ha tại An Điền và An Tây, mở rộng một phần khu công nghiệp Tân Bình có ranh giới tại phường Chánh Phú Hòa rộng khoảng 135ha, mở mới một phần khu công nghiệp Dầu Tiếng 2 có ranh giới tại An Điền với quy mô khoảng 30ha.

Thương mại dịch vụ cấp vùng được phát triển tại vị trí giao nhau giữa Vành đai 4 và Quốc lộ 13. Thương mại dịch vụ cấp đô thị được phát triển ở các trung tâm thuộc các phường Mỹ Phước, Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa, An Điền, An Tây dọc theo các tuyến Quốc lộ 13, đường 30 tháng 4, đường ĐT 741, ĐT 744, ĐT 748, NE8, TC3, 7A, 2 tháng 9...

Đầu mối giao thông quan trọng

Do xác định là đầu mối giao thông quan trọng nên Bến Cát có 3 loại hình giao thông chính gồm đường bộ, đường thủy và đường sắt. Trong đó, đường bộ có cảng cạn ICD An Điền quy mô 30ha ở khu vực phía Đông khu công nghiệp Việt Hương 2, nâng cấp bến xe hiện hữu ở Mỹ Phước lên bến loại II và phát triển 1 bến xe mới quy mô 3ha tại An Tây. Đường sông phát triển mới cảng An Tây 100ha, cảng cạn An Điền 8ha và cảng ICD Rạch Bắp 10ha ở khu vực ven sông Sài Gòn. Đường sắt có ga Chánh Lưu quy mô 6,6ha và phát triển thêm khu vực sử dụng hỗn hợp xung quanh nhà ga.

Các tuyến giao thông đối ngoại gồm Quốc lộ 13 được nâng cấp, mở rộng lộ giới theo quy hoạch 62 - 64m; đầu tư mới tuyến tránh Quốc lộ 13 dài 4,1km rộng 62m; xây đường Vành đai 4 đi qua Bến Cát có quy mô 8 làn xe cao tốc, nền đường rộng 74,5m.

Đường sắt quốc gia tuyến Dĩ An - Lộc Ninh qua địa phận thị xã Bến Cát theo hướng Bắc Nam ở phía Đông (khu vực phường Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa), bố trí ga Chánh Lưu tại phường Chánh Phú Hòa có diện tích 6,6ha.

Giao thông trục chính hiện hữu kết nối theo hướng Bắc Nam gồm: Tân Vạn - Mỹ Phước - Bàu Bàng (lộ giới 64m), ĐT 741 (lộ giới 54m), ĐT 748 (lộ giới 42m), ĐT 744 (lộ giới 42m), ĐT 749A (lộ giới 42m) sẽ được đầu tư nâng cấp, mở rộng lộ giới theo quy hoạch.

Tiến hành xây dựng các tuyến đường trục chính theo hướng Đông Tây nhằm giảm áp lực cho đường Vành đai 4 và giúp mạng lưới giao thông của khu vực phát triển đồng bộ, liên hoàn theo cả 2 hướng Bắc Nam và Đông Tây. Qua đó giúp kết nối Bến Cát với đô thị Thủ Dầu Một, Tân Uyên để tạo thành hành lang kinh tế thương mại.

Ngoài ra còn có 2 cây cầu được xây dựng mới trên sông Sài Gòn nhằm kết nối liên vùng với TP. HCM, đó là cầu An Tây trên đường Vành đai 4 và cầu Rạch Bắp trên đường chính ĐT 08. Từ nay đến năm 2025, Bến Cát ưu tiên tập trung đầu tư hoàn chỉnh đường Vành đai 4 và một số công trình trọng điểm khác.

 

Quy hoạch thị xã Bến Cát đến năm 2040 Trung tâm đô thị có chức năng đô thị công nghiệp dịch vụ đầu mối giao thông
Hạ tầng giao thông tại Bến Cát


Thị xã Bến Cát dự kiến sẽ lên thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương trong năm 2023, đến năm 2025 sẽ hoàn tất quá trình lên đô thị loại II. Thị trường bất động sản Bến Cát đang ngày càng gia tăng giá trị cùng với đà phát triển không ngừng của địa phương.
 

Theo Báo Xây Dựng


Xem thêm: Bình Dương quy hoạch đến năm 2030 theo mô hình thành phố trực thuộc trung ương, trong đó thị xã Bến Cát thuộc vùng đô thị trung tâm
Xem thêm: 6 lý do nên đầu tư đất nền an cư tại Bến Cát ngay thời điểm này


►► Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về các suất ưu tiên mua nhà ở xã hội/các sản phẩm đất nền nhà ở thương mại liền kề KCN VSIP 2 tại TX. Bến Cát, gần trung tâm TP. Mới Bình Dương: