Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Nam Dương

https://tapdoannamduong.com


Hạ tầng giao thông "tăng tốc", địa ốc Bình Dương hưởng lợi

Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của thị trường địa ốc. Hiện thị trường bất động sản Bình Dương đang sở hữu tiềm năng tăng trưởng vô cùng lớn nhờ vào sự hậu thuẫn của mạng lưới giao thông kết nối.

Hạ tầng là yếu tố "sống còn" đối với thị trường bất động sản

Tại Hội thảo "Bất động sản 2021 và sự trỗi dậy của những thị trường mới" diễn ra vào cuối năm 2020 tại Quy Nhơn (Bình Định), Tiến sĩ Trần Du Lịch - Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định, hạ tầng giao thông là yếu tố "sống còn" đối với thị trường bất động sản ở bất kỳ khu vực nào.

Ông Lịch dẫn chứng, nếu nói quỹ đất tại TP. HCM hay Hà Nội hiện nay đã khan hiếm là không chính xác. Cụ thể tại TP. HCM, những vùng đất như Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ… quỹ đất vẫn còn rất nhiều nhưng tại sao người dân vẫn chen chúc vào các khu trung tâm, lý do là vì những vùng đất này chưa được kết nối hạ tầng đầy đủ. Một ví dụ khác là khu đô thị Nhơn Trạch của Đồng Nai. Dù đã quy hoạch từ cách đây hơn 10 năm nhưng đến nay đô thị này vẫn chưa thể đạt được kỳ vọng là do chưa có kết nối giao thông thuận lợi với TP. HCM và những vùng phát triển khác.

Theo đúng quy luật nơi nào có hạ tầng giao thông - kỹ thuật phát triển, kết nối liên vùng thì thị trường địa ốc ở đó mới có đủ tiềm lực để bứt phá và thu hút đông đảo các nhà đầu tư, hiện tỉnh Bình Dương là một trong số những khu vực giáp ranh TP. HCM có thị trường bất động sản phát triển cực kỳ sôi động. Nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị - thương mại, chung cư cao cấp... đã được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của hàng nghìn lao động đến Bình Dương mỗi năm. 

Trong đó, hạ tầng giao thông - kỹ thuật chính là yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc tạo nên sức hút của Bình Dương. Trong giai đoạn 2020 - 2025, Bình Dương sẽ chú trọng thực hiện nhiều dự án nâng cấp mạng lưới giao thông nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, mở ra cơ hội bứt phá cho các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ... đặc biệt là bất động sản.

 

hạ tầng giao thông - đòn bẩy cho bất động sản Bình Dương
Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quyết định sự tăng trưởng của thị trường bất động sản


Bình Dương đẩy mạnh liên kết giao thông

Mới đây, vào ngày 12/03/2021, Lãnh đạo 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước đã ký kết hợp tác xây dựng tuyến cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một (Bình Dương) - Chơn Thành (Bình Phước) dài khoảng 69km, quy mô 6 - 8 làn xe. Theo đó, dự án này sẽ góp phần giảm áp lực trên tuyến Quốc lộ 13, Quốc lộ 14 và tăng cường tính kết nối của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 
>> Đẩy mạnh triển khai tuyến cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Đồng thời, Bình Dương cũng đang tích cực triển khai nhiều dự án trọng điểm như xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn Chơn Thành - Đức Hòa) dài 72,5 km đi qua 4 tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An; thi công đoạn từ ngã ba Tân Vạn đến Bình Chuẩn với quy mô 6 làn xe và cầu bắc qua sông Sài Gòn trên tuyến đường Vành đai 3 TP. HCM; nâng cấp tuyến đường Vành đai 4; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đường Mỹ Phước - Tân Vạn kéo dài đến huyện Bàu Bàng, giúp kết nối các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện để kết nối với cảng Thị Vải và sân bay Long Thành trong tương lai.

Ngoài ra còn có dự án cải tạo Quốc lộ 13 thành 8 làn xe với vốn đầu tư gần 1500 tỷ đồng; xây dựng đường Tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng dài 47,35 km, quy mô 6 làn xe; xây dựng cầu và đường nối Bình Dương với Tây Ninh; xây dựng tuyến Thủ Biên - Đất Cuốc; cải tạo đường 7A, DT 741, DT 742, DT 743, DT 744, DT 746, DT 747, cầu Ông Cộ, đường Phạm Ngọc Thạch... 

hạ tầng giao thông tại Bình Dương
Một đoạn tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn


Hai tỉnh Bình Dương, Ðồng Nai cũng đã thống nhất xây dựng cầu Bạch Ðằng 2 bắc qua sông Ðồng Nai, kết nối TX. Tân Uyên (Bình Dương) với huyện Vĩnh Cửu (Ðồng Nai). Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên cũng đang triển khai thi công và sẽ được nối dài đến Bình Dương, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kết nối các đô thị giữa TP. HCM, Đồng Nai và Bình Dương. Dự án sẽ giải quyết được nhu cầu vận chuyển hành khách công cộng giữa 3 địa phương về lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược xây dựng và phát triển đô thị vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Song song với việc chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ, Bình Dương cũng hết sức quan tâm đến việc phát triển các loại hình giao thông khác như đường sắt và đường thủy. Đối với tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh và tuyến TP. HCM - Mỹ Tho - Cần Thơ - Cà Mau, tỉnh đã kiến nghị Bộ GTVT sớm triển khai giải phóng mặt bằng để tỉnh công bố quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng theo quy định. Đồng thời, tỉnh cũng tiếp tục triển khai quy hoạch hệ thống các bến thủy nội địa, thực hiện kêu gọi đầu tư một số cảng như cảng An Sơn, cảng An Tây, cảng Rạch Bắp, cảng cạn An Điền, cảng Phú Cường Thịnh, cảng Thanh An, cảng Tân Vạn, cảng Thái Hòa, cảng Nguyên Ngọc…

Như vậy, sự nâng cấp từng ngày của hạ tầng giao thông sẽ là một trong những "lực đẩy" rất lớn cho sự phát triển của Bình Dương, trong đó bất động sản dự báo sẽ là lĩnh vực được hưởng lợi rõ nét. Đây đích thực là cơ hội "vàng" dành cho những nhà đầu tư sẵn sàng đón đầu xu hướng hạ tầng giao thông tại Bình Dương để tối ưu hóa lợi nhuận.

>> Lợi thế phát triển của thị trường bất động sản Bình Dương
>> Bình Dương triển khai trục đại lộ Kinh tế - Tài chính - Dịch vụ nghìn tỷ
>> Chi hàng trăm tỷ đồng xây cầu Đò nối Bình Dương với Tây Ninh

>> Tham khảo thông tin về các dự án giàu tiềm năng tại tỉnh Bình Dương: https://tapdoannamduong.com/du-an/