Cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành: Được đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng
- Thứ tư - 06/01/2021 10:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước và Bộ Giao thông - Vận tải kết hợp triển khai nghiên cứu tuyến cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một (Bình Dương) - Chơn Thành (Bình Phước) theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Theo quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tổng chiều dài khoảng 69 km, quy mô 6 - 8 làn xe cao tốc với tổng mức đầu tư khoảng 24.150 tỷ đồng và thực hiện trong giai đoạn trước năm 2030. Bên cạnh đó, theo quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuyến cao tốc Chơn Thành - TP. HCM thuộc giai đoạn 3 trong kế hoạch phân kỳ đầu tư sau năm 2020 với quy mô 6 làn cao tốc nhằm hoàn chỉnh toàn tuyến đường Hồ Chí Minh.
Như vậy, dự án xây dựng đường cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành hoàn toàn phù hợp với mọi định hướng quy hoạch đã đề ra. Dự án được kỳ vọng sẽ là tuyến huyết mạch nối liền vùng Nam Tây Nguyên, xuyên qua vùng lõi kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối giao thông liên vùng, tạo thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa từ TP. HCM về Bình Dương, Bình Phước và ngược lại.
Theo Bộ Giao thông - Vận tải, dự án hiện đang được giao Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, đơn vị tư vấn đang cân nhắc ba phương án thiết kế đường cao tốc này:
+ Phương án 1: Tuyến có điểm đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn Thành (đi theo hướng tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn). Theo phương án này, dự án có chiều dài 55,6 km, tổng mức đầu tư 33.000 tỷ đồng.
+ Phương án 2: Tuyến có điểm đầu tại nút giao An Phú, điểm cuối tại Chơn Thành (đi theo tỉnh lộ 743, 745). Theo phương án này, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 27.500 tỷ đồng.
+ Phương án 3: Tuyến có điểm đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn Thành (đi trùng theo hành lang đường sắt quy hoạch TP. HCM - Lộc Ninh). Theo phương án này, cao tốc có chiều dài 55,9 km, tổng mức đầu tư 21.600 tỷ đồng.
Sự hoàn thiện từng ngày của hệ thống giao thông tại khu vực phía Nam đang tiếp thêm sức mạnh cho thị trường bất động sản Bình Dương và Bình Phước. Trong tương lai, giá trị của các sản phẩm bất động sản tại các địa phương này chắc chắn sẽ tăng cao, trở thành lựa chọn an cư và đầu tư vô cùng lý tưởng.
>> Truy cập link sau để tham khảo các dự án tọa lạc tại các vị trí đắc địa trên địa bàn tỉnh Bình Dương; giao thông kết nối; cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản; pháp lý rõ ràng; giá cả hợp lý với tiềm năng sinh lời tối ưu và tính thanh khoản tốt: https://tapdoannamduong.com/du-an/