Bình Dương ban hành kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông theo hướng thông minh và đô thị hóa
- Thứ bảy - 22/10/2022 14:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 17/10/2022, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình số 42-CTr/TU ngày 02/08/2021 của Tỉnh ủy về việc tập trung phát triển hạ tầng giao thông vận tải theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, mục tiêu cụ thể của Kế hoạch này là tập trung đầu tư các trục đường giao thông trọng điểm của tỉnh và của vùng, tiếp tục đề xuất kiến nghị Trung ương, phối hợp với các tỉnh thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường vành đai, cao tốc, đường tạo lực, đường sắt...; từ đó tăng cường kết nối với tỉnh Bình Phước, vùng Tây Nguyên, các khu công nghiệp phía Tây Bắc TP. HCM, các trung tâm logistics, các cảng cạn (ICD), các bến bãi, điểm trung chuyển hàng hóa, các cảng biển, sân bay quốc tế... Đây sẽ là tiền đề quan trọng giúp Bình Dương đột phá phát triển kinh tế - xã hội.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Bình Dương tập trung xây dựng, nâng cấp, mở rộng, từng bước khắc phục tình trạng ùn tắc trên các tuyến giao thông trọng điểm; tiếp tục phát triển hạ tầng giao thông gắn với chỉnh trang đô thị.
Trong giai đoạn 2025 - 2030, Bình Dương sẽ hoàn thành cơ bản việc nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông huyết mạch; từng bước xây dựng các cầu vượt, giao lộ khác mức để nâng cao năng lực thông hành trên các tuyến đường huyết mạch.
Giai đoạn sau năm 2030 và định hướng đến năm 2045, Bình Dương nỗ lực hoàn thiện mạng lưới giao thông; nâng cao năng lực triển khai và quản lý quy hoạch; đảm bảo phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, trong đó tập trung đầu tư hệ thống đường trên cao, các nút giao khác mức; đa dạng hóa các phương thức, các loại hình giao thông trên địa bàn.
Cụ thể, đối với đường bộ, Bình Dương sẽ tập trung vốn và nguồn lực để thực hiện các dự án như: nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13; hoàn thiện đại lộ Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn; nâng cấp ĐT 741; hoàn thành đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng; hoàn thiện đường Vành đai 3, đường Vành đai 4 TP. HCM đoạn qua địa bàn; triển khai cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; dự án chống ùn tắc trên các tuyến ĐT 746, ĐT 747B, ĐT 743; xây đường Hồ Chí Minh; xây đường Thủ Biên - Đất Cuốc; xây cầu nối Bình Dương - Đồng Nai; xây cầu nối Bình Dương - Tây Ninh; xây hầm chui tại ngã 5 Phước Kiến; cải tạo hạ tầng giao thông công cộng trên địa bàn tỉnh; xây đường phía Tây Quốc lộ 13; triển khai các dự án đường ven sông; đầu tư các tuyến đường phía Tây trên địa bàn huyện Phú Giáo...
Đặc biệt, Bình Dương còn chú trọng xây dựng hệ thống giao thông thông minh, triển khai hệ thống cung cấp thông tin điện tử tại bến đỗ theo thời gian thực, đầu tư thí điểm hệ thống giám sát điều hành giao thông, hệ thống thu phí không dừng...
Về đường thủy nội địa, Bình Dương sẽ đầu tư các dự án như: nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1, cầu Bình Phước 1; cảng An Sơn, cảng An Tây, cảng cạn An Điền, cảng Phú Cường Thịnh, cảng Thạnh Phước...
Đối với đường sắt, Bình Dương phấn đấu xây dựng dự án kéo dài tuyến đường sắt đô thị số 1 từ ga Suối Tiên đến phường Bình Thắng; kêu gọi nhà đầu tư để xây dựng tuyến đường sắt công nghiệp từ khu công nghiệp Bàu Bàng đến cảng Cái Mép - Thị Vải; xây dựng hệ thống đường sắt đô thị theo quy hoạch của tỉnh.
Sự đầu tư nghiêm túc, có kế hoạch rõ ràng đã giúp Bình Dương liên tục dẫn đầu cả nước từ năm 2015 đến năm 2021 về chỉ số cơ sở hạ tầng. Chỉ số này phản ánh chất lượng của 4 thành phần: các khu/cụm công nghiệp, đường giao thông, dịch vụ tiện ích cơ bản về hạ tầng (viễn thông, năng lượng) và yếu tố tiếp cận - ứng dụng công nghệ thông tin.
Chất lượng cơ sở hạ tầng đang là thế mạnh giúp "thủ phủ công nghiệp" Bình Dương ngày càng nâng tầm thương hiệu, thúc đẩy tiềm năng sinh lời dài hạn của thị trường bất động sản. Bình Dương không chỉ là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước mà còn là vùng đất an cư - lạc nghiệp lý tưởng của nhiều người. Theo đó, sự gia tăng về việc làm sẽ thu hút đông đảo lao động đến Bình Dương sinh sống và làm việc, mở ra cơ hội phát triển cho các dự án khu dân cư, khu đô thị liền kề các khu công nghiệp.
Một trong những địa phương hưởng lợi rất lớn từ kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông của Bình Dương chính là thị xã Bến Cát – tâm điểm giao thương tại cửa ngõ phía Bắc với Quốc lộ 13, ĐT 741, Vành đai 4 TP. HCM, đại lộ Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn, cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh, cảng An Tây... Bến Cát đang phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh trước năm 2025 nên đây chính là thị trường giàu dư địa tăng trưởng dành cho các nhà đầu tư bất động sản.
Xem thông tin chi tiết về Kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hóa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng 2030, tầm nhìn 2045 của tỉnh Bình Dương TẠI ĐÂY
Xem thêm: Bình Dương chú trọng nâng cấp hạ tầng giao thông khu vực phía Bắc - Lợi thế cho bất động sản Bến Cát
Xem thêm: 6 lý do nên đầu tư đất nền Bến Cát, Bình Dương ngay thời điểm này
Xem thêm: TP. HCM phối hợp cùng Bình Dương và các tỉnh khác đẩy nhanh tiến độ triển khai đường Vành đai 4 - Bất động sản Bến Cát tăng sức "nóng"
Xem thêm: Thúc đẩy lộ trình thành lập thành phố Bến Cát
>> Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về các dự án đất nền khu đô thị liền kề KCN VSIP 2 và các KCN Mỹ Phước tại TX. Bến Cát, liền kề thành phố thông minh Bình Dương kèm theo nhiều ưu đãi vô cùng hấp dẫn: