VI
  • Anh1
  • anh2
  • Anh3

BẠN ĐÃ PHÂN BIỆT ĐƯỢC SỔ ĐỎ VÀ SỔ HỒNG CHƯA?

Thứ sáu - 24/07/2020 08:00
Hiện nay, rất nhiều người hay nhầm lẫn giữa sổ hồng và sổ đỏ. Trong bài viết này, Nam Dương sẽ giúp bạn cách phân biệt sự khác nhau giữa hai loại sổ này.

Trên thực tế, sổ hồng và sổ đỏ chỉ là những tên gọi quen thuộc mà người dân tự đặt ra dựa vào màu sắc của mỗi loại giấy, mục đích để giúp họ dễ dàng phân biệt giữa các loại giấy chứng nhận. Sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng có thể được xem xét như sau:

Sổ đỏ là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, bìa có màu đỏ, với nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất (có thể là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, vườn, ao, đất rừng…) nên mẫu này có tên gọi đúng là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật đất đai 2003 thì "giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.

Trong khi đó, sổ hồng là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành, bìa có màu hồng với nội dung ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, do vậy mẫu này có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”.


 
sổ đỏ và sổ hồng
 

Theo Điều 11 Luật nhà ở năm 2005, giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định sau đây:

a) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

b) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. 

Tuy nhiên, để thống nhất thành một loại Giấy chứng nhận, ngày 19/10/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT về cấp "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất". Theo đó, hai loại Giấy chứng nhận nói trên sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Kế thừa quy định nói trên, Điều 97 Luật Đất đai 2013 cũng quy định:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

Như vậy, theo như các quy định vừa trích dẫn ở trên, sổ đỏ hay sổ hồng đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc quyền sở hữu nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Thực tế hiện nay vẫn đang lưu hành cả 3 loại giấy tờ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cả 3 đều có giá trị pháp lý như nhau.

Làm thế nào để biết sổ đỏ hay sổ hồng có đảm bảo các cơ sở pháp lý trong giao dịch hay đang bị thế chấp?


Với sổ đỏ, sổ hồng chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế thì tại “Mục 4 - Thay đổi về nhà ở, đất ở hoặc thế chấp” sẽ có nội dung việc chưa nộp thuế chuyển quyền hoặc lệ phí trước bạ nhà, đất. Khi chủ sở hữu hoàn thành nghĩa vụ thuế thì sẽ có xác nhận hoàn thành được đóng dấu đỏ.

Tại trang 4 của sổ đỏ, sổ hồng có dòng chữ: Kèm theo giấy chứng nhận này có trang bổ sung: 01. Tức là có một trang bổ sung kèm theo giấy chứng nhận này để thể hiện biến động, cập nhật trong quá trình được cấp sổ hồng. Do vậy, người mua phải yêu cầu chủ nhà xuất trình xem trang bổ sung đó có nội dung gì.

Nếu nhà có thế chấp ngân hàng vay tín dụng thì sẽ được cập nhật vào trong trang bổ sung, còn nếu chủ nhà nói rằng đã xóa thế chấp thì nội dung xóa đó cũng sẽ thể hiện trong trang bổ sung này.

Chỉ khi nào tài sản đã được giải chấp (xóa thế chấp) thì mới có thể mua bán. Với các trường hợp nghi ngờ sổ đỏ, sổ hồng là giả, chúng ta có thể mang đến Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất để kiểm tra trước khi thực hiện giao dịch.

Nguồn tin: Rever

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM DƯƠNG

HOTLINE:  09 28 28 28 28 - 1900 00 11

FANPAGE:  TẬP ĐOÀN NAM DƯƠNG

Hoặc bạn có thể để lại thông tin TẠI ĐÂY để được chăm sóc và nhận báo giá

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM DƯƠNG

Tên viết tắt : TẬP ĐOÀN NAM DƯƠNG

  • Trụ Sở Chính : Ô 6 Lô C, Đường Lê Lợi, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

  • Chi Nhánh 1: A17-J4, Đường Lê Hoàn, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

  • Chi Nhánh 2: Ô 14 Lô C, Đường Lê Lợi, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

  • Chi Nhánh 3: 66 Đại Lộ Bình Dương, Khu Phố Bình Hòa, Phường Lái Thiêu, Thành Phố Thuận An, Bình Dương

  • Chi Nhánh 4: 382 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 2, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

  • 09 28 28 28 28 - 1900 00 11

  • info@tapdoannamduong.com

/
/themes/default/
Trụ Sở Chính :A17-J4, Đường Lê Hoàn, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
09 28 28 28 28
<a href="mailto:cskh@diaocnamduong.com.vn">info@diaocnamduong.com.vn</a>
Email:
Fax:
Tel: