Bất động sản Bình Dương hưởng lợi từ định hướng phát triển của vùng Đông Nam Bộ
Tại Hội nghị về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa diễn ra vào ngày 23/10/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh phải đổi mới mạnh mẽ, tạo chuyển biến đột phá nhằm đưa Đông Nam Bộ trở thành vùng có tiềm lực kinh tế mạnh, kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ, trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát triển công nghiệp công nghệ cao, trung tâm tài chính, logistics, thương mại, y tế, giáo dục… hàng đầu cả nước và thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á.
Đông Nam Bộ hiện là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, đồng thời đảm nhiệm chức năng đầu mối giao thương quan trọng của cả khu vực và với thế giới. Một mạng lưới dày đặc các khu công nghiệp tập trung ở tứ giác TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vùng Tàu. Theo số liệu thống kê, vùng Đông Nam Bộ đóng góp GDP trên 34%, trên 50% nguồn thu ngân sách quốc gia, dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với trên 60% số lượng dự án và 50% tổng vốn đầu tư.
Đông Nam Bộ cũng là nơi tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế, trung tâm đầu mối dịch vụ - thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế, là địa bàn có môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trí thức trẻ đến sinh sống và làm việc.
Hiện tại, quy hoạch mạng lưới giao thông vùng Đông Nam Bộ đang được Bộ GTVT nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên tiềm năng, lợi thế và điều kiện tự nhiên của vùng. Đông Nam Bộ sẽ hình thành các tuyến cao tốc nối TP. HCM với các cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng, xây dựng đường Vành đai 3, Vành đai 4 cùng với 19 tuyến quốc lộ dài khoảng 2.795km; hình thành các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt xuyên Á, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, Đông Nam Bộ tiếp tục đầu tư, nâng cấp các cảng thủy nội địa, phát triển hành lang đường thủy và logistics phía Nam; ưu tiên hiện đại hóa cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải, phát triển hệ thống cảng cạn, hình thành cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Trong các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ thì Bình Dương chính là "điểm sáng" về tốc độ tăng trưởng và kết nối giao thông. Trong khoảng 1/4 thế kỷ qua, Bình Dương luôn là địa phương thuộc top đầu cả nước về phát triển kinh tế, đặc biệt là thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ và quy hoạch đô thị. Bình Dương hiện có tới 27 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp đang hoạt động, thu hút vốn FDI đứng thứ 2 cả nước với khoảng 40 tỷ USD. Trên địa bàn có khoảng 58.000 doanh nghiệp trong nước, hơn 4.100 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh vào tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá Bình Dương có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, có lợi thế cạnh tranh cao. Bình Dương sở hữu đầy đủ các yếu tố để trở thành động lực tăng trưởng quan trọng cho vùng Đông Nam Bộ và cả nước.
Năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn nhưng Bình Dương vẫn đạt kết quả toàn diện trên mọi lĩnh vực: GRDP năm 2021 của Bình Dương tăng 2,62%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp - thương mại và dịch vụ đạt trên 89,2%, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,5%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 58 tỷ USD, tăng 17,8%.
Với chủ trương "giao thông đi trước một bước", Bình Dương đã đầu tư các tuyến "xương sống" như Quốc lộ 13, đại lộ Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, đường Thủ Biên - Đất Cuốc, đường và cầu nối các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai… Đặc biệt, thời gian tới tỉnh sẽ triển khai xây dựng tuyến Vành đai 3, Vành đai 4, tuyến cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành để kết nối liên vùng. Tiến sĩ Trần Du Lịch - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết: "Việc Bình Dương đẩy mạnh đầu tư hạ tầng để kết nối với mạng lưới các khu công nghiệp và tổ chức đô thị đã là điển hình thành công trong phát triển kinh tế địa phương".
Bình Dương đang trở thành một đô thị lõi mới bên cạnh TP. HCM theo chiều lan tỏa nan quạt về phía Bắc, trong đó thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, huyện Phú Giáo.. sẽ là những cực tăng trưởng mới. Các chuyên gia quy hoạch nhận định, việc đô thị hóa của TP. HCM đến đường Vành đai 3 sẽ là ngưỡng và vượt tầm ảnh hưởng của lõi. Do đó, việc nổi lên vai trò của các đô thị vệ tinh trong vùng như Bình Dương là điều tất yếu.
Bất động sản Bình Dương ngày càng tăng tiềm năng, tăng sức hút nhờ các định hướng phát triển của tỉnh nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung, nhất là tại các thị trường đang "nóng" nhờ làn sóng đầu tư công nghiệp, giao thông, thương mại - dịch vụ và sắp được nâng cấp lên thành phố như thị xã Bến Cát.
Theo Báo Người Lao Động
Xem thêm: 6 lý do nên đầu tư đất nền Bến Cát ngay thời điểm này
Xem thêm: Bến Cát - "Điểm sáng" phát triển công nghiệp tại Bình Dương
Xem thêm: Bất động sản Bến Cát hưởng lợi từ thành phố thông minh Bình Dương
Xem thêm: Bình Dương ban hành kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông theo hướng thông minh và đô thị hóa
Xem thêm: Thị trường bất động sản cuối năm sẽ khởi sắc, lợi thế thuộc về bất động sản nhà ở liền kề khu công nghiệp
>> Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về các dự án đất nền khu đô thị liền kề KCN VSIP 2 và các KCN Mỹ Phước tại TX. Bến Cát, Bình Dương kèm theo nhiều ưu đãi vô cùng hấp dẫn:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM DƯƠNG
HOTLINE: 09 28 28 28 28 - 1900 00 11
FANPAGE: TẬP ĐOÀN NAM DƯƠNG
Hoặc bạn có thể để lại thông tin TẠI ĐÂY để được chăm sóc và nhận báo giá
Ý kiến bạn đọc
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NAM DƯƠNG
Tên viết tắt : TẬP ĐOÀN NAM DƯƠNG
Trụ Sở Chính : Ô 6 Lô C, Đường Lê Lợi, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Chi Nhánh 1: A17-J4, Đường Lê Hoàn, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Chi Nhánh 2: Ô 14 Lô C, Đường Lê Lợi, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Chi Nhánh 3: 66 Đại Lộ Bình Dương, Khu Phố Bình Hòa, Phường Lái Thiêu, Thành Phố Thuận An, Bình Dương
Chi Nhánh 4: 382 Bùi Hữu Nghĩa, Phường 2, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
09 28 28 28 28 - 1900 00 11
2019 © TẬP ĐOÀN NAM DƯƠNG. All rights reserved. DEVELOPED BY TOTO